Chúng tôi là gia đình người miền Tây đông con tiêu biểu cư ngụ mấy đời trên mảnh đất Đồng Tháp trù phú. Những năm đầu thập niên 80, gia đình nhỏ chúng tôi chuyển về khu kinh tế mới, khi ấy chỉ lác đác vài hộ trên 1 vùng đồng bằng rộng. Vùng này mỗi năm trồng lúa một vụ, cỏ cao hơn đầu, muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tựa bánh canh.
Tư Bông là tên của ba tôi và nó cũng là định danh trại mộc của ba chuyên đóng xuồng ghe phương tiện di chuyển chính của người dân nơi đây. Ba mẹ chúng tôi có 1 bầy con, nhiều nhất là con gái, cứ 6 tuổi là lùa đi gửi cho ông bà để đi học. Hè, Tết thì bơi xuồng về nhà.
Hình ảnh Gia đình Tư Bông
Ngoài nghề mộc, gia đình chúng tôi vẫn trồng lúa là chính như những người dân khác nơi đây. Ở vùng này, chuối gần như là trái cây luôn luôn có ở mỗi nhà, dù nghèo hay giàu, vì đặc tính dễ trồng và không chiếm nhiều diện tích.
Vì vậy mà các thế hệ trong gia đình tôi cứ Tết là ngào mứt chuối sợi. Đến thời chúng tôi khi nghe tới chuối ngào thì rất sợ vì độ ngọt của nó, vì sự vất vả khi làm, đồng thời sự bất tiện khi ăn. Điều đó đó không chỉ gặp ở mứt chuối mà còn ở các loại mứt truyền thống khác. Chúng tôi đã luôn trăn trở mỗi độ Tết đến.
Cái tên Tư Bông gắn liền với nghề mộc suốt một thời gian dài, rồi lò gạch, rồi cửa hàng vật liệu xây dựng bên bờ sông nhỏ trước nhà. Nhờ đó mà chị em chúng tôi có tiền đến trường, được học tập và trải nghiệm ở phố trị trước khi bắt đầu hành trình trở về quê hương cải tiến những sản phẩm truyền thống, mang một làn gió mới cho xứ sở nơi mình sinh ra.